Tại sao một số người hay bị bầm tím trên da, nó có nguy hiểm không? Bài viết sau đây cũng sẽ gợi ý cho bạn một số cách làm tan máu bầm hiệu quả tại nhà.
Nguyên nhân nào gây ra vết bầm tím?
Jules Lipoff, phó giáo sư chuyên ngành da liễu tại Đại học Pennsylvania giải thích: Hầu hết các dây thần kinh và mạch máu đều nằm trong lớp hạ bì của da, đó là lớp nằm bên dưới lớp biểu bì. Lớp hạ bì có khoảng 80% là collagen, đó là một protein làm thành phần cấu trúc cho da. Chính collagen là thứ giúp da căng và đàn hồi được.
Nhờ có collagen, bạn có thể ấn vào da mình và sau đó nó sẽ hồi phục chứ không bị lõm vào vĩnh viễn. Và cũng nhờ những sợi collagen mà da và các mạch máu của bạn được bảo vệ. Nó như một lớp đệm mút cho đường ống dẫn máu bên trong cơ thể.
Bây giờ, bạn biết rằng vết bầm tím thực ra là do mạch máu bị tổn thương. Nó bị vỡ hoặc nứt ở đâu đó khiến máu rò rỉ vào da nhưng không chảy ra ngoài. Nhìn xuyên qua da, chúng ta sẽ thấy một vùng màu đỏ, xanh hoặc tím đậm sau đó chuyển vàng và xanh lá trước khi biến mất.
Thông thường, vết bầm tím chỉ xuất hiện sau một va chạm. Nhiều người có những vết bầm tím không thể giải thích trên chân, đùi, đầu đối có thể vì họ không nhớ mình đã từng va chạm vào đâu. Hoặc có thể họ bị mắc một rối loạn máu, tương tự như chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
Vết bầm tím thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi, hoặc những người uống thuốc làm loãng máu. Tuy nhiên, Lipoff cho biết những ai có tạng người với lớp collagen yếu thì cũng dễ bị bầm tím, mặc dù chỉ với những va chạm nhẹ.
Hoặc cũng có thể là mạch máu của họ yếu hơn người bình thường, theo Adam Friedman, phó giáo sư da liễu tại Trường Y khoa & Sức khỏe Đại học George Washington. Da yếu hoặc mạch máu yếu, nói cách khác, xuất phát từ gen của họ.
Điều gì khiến một số người dễ bị bầm tím hơn người khác?
Mặc dù gen có thể đóng vai trò khiến một số người dễ bị bầm tím hơn, vẫn có một số yếu tố khác thúc đẩy tình trạng này.
Lipoff cho biết tiếp xúc quá ít với ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian dài, điều thường thấy ở dân văn phòng, khiến da của họ bị suy yếu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng phát ban xuất huyết mặt trời (solar purpura) - những đốm màu tím giống như vết bầm tím xuất hiện trên da nhưng không tan đi được.
Trước đây, chứng ban xuất huyết này chỉ phổ biến ở người già. Nhưng một báo cáo năm 2017 trên tạp chí Khoa học và thẩm mỹ lâm sàng cho thấy ngay cả những người trẻ cũng có thể mắc phải nó.
Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ bạn gặp phải vết bầm tím, chẳng hạn steroid dạng uống và bôi tại chỗ như prednisone, thuốc kháng viêm chứa NSAID như ibuprofen, và các thuốc làm loãng máu như đã nói ở trên có thể làm suy yếu cấu trúc hỗ trợ xung quanh mạch máu.
Friedman cho biết ngoài ra còn có một số thực phẩm chức năng như dầu cá cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu, làm tăng độ nhạy cảm với vết bầm tím. Một số loại hình tập luyện mạnh — như tập tạ — có thể khiến các sợi cơ cũng như mạch máu bị nứt vỡ, gây bầm tím.
Cuối cùng, dinh dưỡng cũng đóng một vai trò - đặc biệt là lượng vitamin C trong chế độ ăn uống của bạn. Thông thường mọi người hiếm khi bị thiếu hụt vitamin C, nhưng bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm để đảm bảo mức độ vitamin C của bạn bình thường, Lipoff nói thêm rằng kẽm cũng như vitamin B12 và K cũng vậy.
Vết bầm tím có nguy hiểm không?
Thông thường, những vết bầm tím đều vô hại. Chúng chỉ gây đau trong vài ngày đầu. Vì là những tổn thương nhỏ và dưới da, bầm tím không gây ra nguy cơ nhiễm trùng. Đa số các vết bầm này sẽ biến mất hoàn toàn sau 2 tuần.
Để đuổi chúng đi nhanh hơn và giảm sưng, bạn có thể chờm lạnh trong vòng 20-30 phút. Nhưng lưu ý không để đá lạnh trực tiếp lên da, hãy bọc trong khăn. Nếu vết bầm lớn xuất hiện ở chân hoặc bàn chân, nó nên được kê cao lên.
Bạn có thể dùng acetaminophen để giảm đau, nhưng không nên dùng aspirin hoặc ibuprofen vì các loại thuốc này làm chậm đông máu và có thể khiến vết bầm tồi tệ hơn.
Sau khoảng 2 ngày, bạn có thể đổi chờm nóng vết bầm, để tăng lưu lượng máu giúp những phân tử máu bị lọt ra da được tái hấp thụ. Lúc này, vết bầm sẽ nhanh biến mất hơn.
Nhưng nếu sau khoảng 3-4 tuần mà vết bầm không biến mất, hoặc bạn gặp các vấn đề đi kèm với nó bao gồm sưng, đau khớp, sụt cân hay đổ mồ hôi ban đêm, Friedman nói đó có thể là một triệu chứng đáng ngại.
Hãy đi khám nếu vết bầm bị sưng và nó khiến bạn quá đau. Bạn cũng cần đi khám nếu những vết bầm tím xuất hiện quá dễ dàng hoặc không có lý do rõ ràng. Một vết bầm tím dưới móng chân hoặc móng tay có thể là khối u ung thư da.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị gãy xương ở dưới vết bầm tím, đừng chần chừ mà hãy tới bệnh viện chụp X-quang. Những vết bầm trên lưng và thân người có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rối loạn máu hơn vết bầm trên chân và tay.
Trong khi đó, vết bầm trên đầu có thể rơi vào một trường hợp hi hữu, khi ai đó bị ngã và và chấn động não khiến họ không còn nhớ về cú ngã nữa. Những vết bầm trên mắt thường do ẩu đả mà có. Nếu mắt của người bị thương vẫn có thể cử động theo mọi hướng mà không đau, có thể họ không cần tới bệnh viện. Nhưng trường hợp nó gây đau hoặc thay đổi tầm nhìn thì phải đi khám.
Loại bỏ vết bầm tím với Trật Đả Hoàn
Một trong những cách loại bỏ vết bầm tím bị ngứa, chai cứng hiệu quả và tiết kiệm thời gian được nhiều người lựa chọn trong thời gian qua chính là sử dụng thuốc tan máu bầm Trật Đả Hoàn của Công ty Dược Bình Đông.Sản phẩm được cung cấp bởi Công ty Dược Bình Đông có khả năng đánh tan máu bầm, giảm chai cứng vết bầm tím trong các trường hợp bị thương, tai nạn… Sản phẩm thuốc giảm sưng tan máu bầm này được bào chế từ sự kết tinh của nhiều loại thảo dược quý hiếm như: Đương quy, nhũ hương, một dược, đại hoàng, hồng hoa...
Ngoài công dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu sưng, giúp giảm sưng nề, tụ huyết do chấn thương hiệu quả, Trật Đả Hoàn còn ghi điểm trong lòng người sử dụng nhờ thiết kế dạng viên viên hoàn cứng, tròn và nhỏ, tiện lợi mang theo và sử dụng hàng ngày. Thuốc uống tan máu bầm Trật Đả Hoàn là một trong những sản phẩm được người dùng vô cùng ưa chuộng.