Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Cách chưng lê trị ho cho bà bầu

Trong thời gian thai kỳ, hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy giảm và dễ bị virus tấn công. Theo đó, những mẹ bầu dễ bị ho trong thai kỳ. Vậy ho kéo dài có ảnh hưởng đến thai nhi? Làm thế nào để trị ho về đêm, ho lâu ngày cho mẹ bầu?

Tại sao phụ nữ thường bị ho trong thai kỳ?

Tình trạng ho trong thai kỳ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho trong thai kỳ:
  • Do sự thay đổi của thời tiết: Khi thời tiết chuyển giao, mẹ bầu thường gặp các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản từ đó dẫn đến ho.
  • Do thay đổi nội tiết cơ thể: Trong thai kỳ, sự thay đổi của nội tiết tố sẽ làm hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, lúc này vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây nên các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, ho là triệu chứng phổ biến nhất.
  • Do một số bệnh đường hô hấp: Phụ nữ mang thai có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn hay gặp các vấn đề như dị ứng, trào ngược dạ dày sẽ dễ bị ho, khó thở. Đặc biệt, là tình trạng ho lâu ngày không khỏi.

Bà bầu bị ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Ho nhiều trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, cơn ho sẽ có tác động nhất định đến thai nhi.
  • Ở 3 tháng đầu của thai kỳ: Khi mẹ bầu gặp tình trạng ho kéo dài, dai dẳng kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, đau họng, sốt, mệt mỏi, chán ăn. Đây là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp bệnh lý khác và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
  • Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: Ở giai đoạn này, các cơn ho bắt đầu xuất hiện rải rác và kéo dài. Đây có thể được xem là phản ứng bình thường của cơ thể khi thai nhi bắt đầu mọc tóc. Tuy nhiên nếu cơn ho xuất hiện cùng với một số triệu chứng như ho có đờm, khó thở, đau tức ngực, sổ mũi,... bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ, do đó, tình trạng ho kéo dài sẽ tác gây nên tình trạng co thắt ở tử cung có thể dẫn đến sinh non. Nếu có triệu chứng ho ra máu có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi và có thể gây suy thai.

Chưng lê với đường phèn có thể điều trị ho trong thai kỳ

Lê được xem là bài thuốc giảm khó thở và đây là loại trái có tính mát, vị ngọt thanh, có tác dung giảm ho, tiêu đờm. Khi kết hợp lê với đường phèn sẽ giúp cắt cơn ho và giảm đau rát cổ họng hiệu quả. Các mẹ bầu cũng có thể áp dụng cách này để làm giảm ho trong thai kỳ.


Nguyên liệu chuẩn bị gồm:

  • 1 quả lê
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • Đường phèn

Cách thực hiện chưng lê trị ho cho bà bầu

  • Bước 1: Lê gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt miếng vừa ăn. Gừng cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, sau đó mang đi thái sợi.
  • Bước 2: Cho lê, gừng, đường phèn vào chén. Sau đó, cho vào nồi chưng hoặc hấp cách thuỷ 20 phút
  • Bước 3: Lấy ra và thưởng thức, nên dùng khi còn nóng

Một số lưu ý khi dùng làm lê chưng đường phèn trị ho cho mẹ bầu

  • Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày mỗi ngày 2 - 3 lần để cắt đứt cơn ho
  • Có thể kết hợp lê chưng đường phèn với một số thảo dược, trái cây như kỷ tử, táo đỏ, mật ong,... để làm tăng hương vị và cung cấp thêm dinh dưỡng cho mẹ bầu
  • Không nên dùng lê chưng đường phèn cho những mẹ bầu có tiểu sử tiểu đường hoặc đang bị rối loạn tiêu hoá, đau bụng, tiêu chảy
Với những chia sẻ bên trên, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm bí quyết giúp giảm ho trong thai kỳ hiệu quả. Đối với những người không mang thai hoặc cho con bú nhưng lại gặp tình trạng ho dai dẳng, kéo dài, bạn có thể dùng các thực phẩm bổ phổi bảo vệ sức khoẻ như Thiên Môn Bổ Phổi. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, đừng ngần ngại liên hệ qua hotline: 02839 808 808 để được tư vấn.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét